Sự thành công của một scrum team sẽ dựa vào mức thấu hiểu năm giá trị của scrum. Bao gồm :
Courage – Sự dũng cảm
“Scrum team members have the courage to do the right thing and work on tough problems.” (Scrum Guide)
Các thành viên có đủ sự can đảm đề làm điều đúng đắn cho sản phẩm và làm trên những vấn đề khó khăn. Mọi thành viên có đủ can đảm để từ chối những chức năng mà họ thấy không hợp lý ,để rồi cùng thảo luận với nhau đề ra giải pháp phù hợp nhất.
Khi công nghệ và nghiệp vụ thay đổi sẽ đặt ra những thách thức mới cho các thành viên. Lúc đấy, sự dũng cảm của từng thành viên là không ngại khó và chấp nhận tham gia vào những thử thách mới.

Tuy nhiên, sự dũng cảm không nên quá tiêu cực. Một nhóm trưởng thành sẽ hiểu rằng trong một số trường hợp, sự dũng cảm là vô ích. Thay vào đó chúng ta sẽ chuyển sự dũng cảm của chúng ta vào những hành động thực tế và khôn ngoan hơn.
Nếu bạn biết chắc là sẽ không thể hoàn thành một công việc trong khi chỉ còn lại 1 ngày làm việc, thì hãy nói nó càng sớm càng tốt, để rồi chúng ta lại có một sự cam kết mới. Thay vì cố gắng làm và cuối cùng khách hàng và những nhà quản lý bất ngờ rằng sao công việc đó chưa được hoàn thành.

Commitment – Sự cam kết
“People personally commit to achieving the goals of the Scrum Team.” (Scrum Guide)
Các cá sẽ nhân cam kết trên công việc của họ, dẫn đến sự cam kết trên mục tiêu chung của cả đội. Vậy sự thành công của sản phẩm, sẽ cần có sự cam kết của mỗi cá nhân.

Việc cam kết có thể bị phá vỡ bởi những thay đổi. Vi dụ :
- Khi nghiệp vụ thay đổi dẫn đến mục tiêu công việc thay đổi, khiến chúng ta không thể giữ đúng tiến độ như ban đầu.
- Khi có những tác nhân bên ngoài dẫn đến ảnh hưởng đến tiến độ hiện tại. Một con server bổng chốc dừng hoạt động. Chúng ta cần chờ API của một team khác để hoành thành công việc của mình. Chúng ta cần công việc của người khác hoành thành trước để có thể bắt đầu được công việc.
- Khi có những việc khác quan trọng hơn cần giải quyết ngay lập tức.
Việc cần làm là tái cam kết (recommit) và đưa ra một cam kết mới, mốc thời gian mới để phù hợp với tình hình hiện tại. Trong Daily Scrum, ngoài việc chia sẻ tiến độ còn là lúc đánh giá lại sự cam kết của mình với mục tiêu chung, để có thể điều chỉnh phù hợp hoặc thương lượng lại với Product Owner về những thứ có thể xong và không xong.
Focus – Sự tập trung
“Everyone focuses on the work of the Sprint and the goals of the Scrum Team.” (Scrum Guide)
Mọi thành viên cần tập trung trên công việc trong Sprint và hướng tới mục tiêu chung của Sprint (Sprint Goal). Cách đặt timebox cho từng sự kiện trong Scrum (Sprint, Planning, Daily, Review , Retrospective ) cũng đã là hướng để mọi người có thể tập trung.
Tập trung là cần thiết, vì nếu mất tập trung team sẽ giảm tốc độ dẫn đến ảnh hưởng toàn bộ quá trình của Sprint. Vậy phải làm sao khi team bị mất tập trung bởi những việc khác :
- Đó là vai trò của Scrum Master để hỗ trợ trong các vấn nằm ngoài sprint và đưa team tập trung ngược lại trong sprint.
- Các vấn đề mang tính cấp bách (critical) sẽ cần team ngay lập tức thảo luận đánh giá lại tiến độ và giải quyết tình huống cấp bách. Sau đó lại tập trung trở lại về sprint.
- Một cá nhân bắt đầu nhiều thứ cùng một lúc. Về quan điểm quản trị thì một người tại một thời điểm chỉ có thể làm được một công việc.

Openness – Sự cởi mở
“The Scrum Team and its stakeholders agree to be open about all the work and the challenges with performing the work.” (Scrum Guide)
Scrum team và các bên liên quan đồng ý cởi mở về các công việc và thách thức để hoàn thành công việc. Nếu không có sự cởi mở, sẽ khó cho team chia sẽ các vấn đề mà họ gặp, những trở ngại, hoặc những điều họ chưa biết tới.
Với sự phát triển của công nghệ, thì chúng ta không chắc là có thể biết hết được mọi thứ. Vậy sẽ như thế nào nếu người dùng yêu cầu một chức năng mà chúng ta chưa hề biết tới ? Vậy hãy thẳng thắn chia sẽ là chúng tôi không biết về công nghệ đó, nhưng chúng tôi có thể học.
Một team không có sự cởi mởi sẽ là rào cản để team phát triển. Các buổi Retrospective chỉ là hình thức vì thành viên không có sự cởi mở để bày tỏ quan điểm của mình. Vai trò của Scrum Master ở đây sẽ là người kết nối để các thành viên hiểu nhau hơn, thông qua các hoạt động. Tạo môi trường để các thành viên thấy an toàn để chia sẽ và có người lắng nghe.

Respect – Sự Tôn Trọng
“Scrum Team members respect each other to be capable, independent people.” (Scrum Guide)
Các thành viên tôn trọng lẫn nhau để trở thành những người có năng lực và độc lập. Việc tôn trọng sẽ dựa trên :
- Vai trò : các thành viên tôn trọng vai trò và trách nhiệm của nó. Product Owner sẽ được tôn trọng trên yêu cầu của sản phẩm. Developer sẽ được tôn trọng trên khả năng và giải pháp của họ bên trong Sprint.
- Lắng nghe : tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác. Không có ý kiến sai hay dở.
- Tôn trọng về cam kết của từng cá nhân.

Lời Kết
Sự tôn trọng là giá trị quan trọng nhất, vì nó làm nền tảng cho tất cả các giá trị khác. Sự tôn trọng là điều cần thiết khi nói đến mọi người và sự tương tác giữa họ và nó ít cần thiết hơn khi nói đến các quy trình và công cụ Mỗi người thực hiện một vai trò theo quy trình mà họ được đưa vào. Mỗi người tôn trọng quy trình, và quy trình đảm bảo thành công nếu nó hiệu quả và được thực hành dưới sự giám sát và kỷ luật nghiêm ngặt.